Có nên coi tiếng Anh là một môn học đơn thuần?

Không ít giáo viên, phụ huynh và học sinh Việt Nam vẫn coi tiếng Anh là một môn học đơn thuần. Họ tiến hành việc dạy – học tiếng Anh theo đúng quy trình của một môn học được giảng dạy trong nhà trường với những kiến thức lấy từ sách giáo khoa, giáo trình đã được soạn sẵn. Các học trò ngồi ngay ngắn ghi chép danh sách từ vựng, mẫu câu, ngữ pháp vào vở, sau đó thực hành các bài tập được giao. Giáo viên chấm bài làm của học sinh theo mẫu đáp án dựa trên tiêu chí đúng – sai và chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất.

Phụ huynh nắm bắt được khả năng học tiếng Anh của con thông qua điểm số của các bài tập về nhà, các bài kiểm tra trên lớp, các kỳ thi cuối kỳ, cuối cấp, hoặc các giải thưởng do trường, quận, huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia tổ chức. Tiêu chí đánh giá của các kỳ thi này thường chỉ tập trung vào từ vựng và ngữ pháp mà bỏ qua hai kỹ năng nghe và nói. Học sinh muốn đạt được điểm số cao, chỉ cần học đối phó bằng cách tập trung vào học thuộc thật nhiều từ vựng, mẫu câu, ngữ pháp, làm thật nhiều các bài tập trong sách giáo khoa và sách tham khảo.

 
Với cách dạy - học - đánh giá năng lực tiếng Anh của người học như vậy, chúng ta đang vô tình hay cố ý tạo ra những cỗ máy học vô cảm, thụ động, kém sáng tạo. Tiếng Anh “bị” đưa vào giảng dạy trong một môi trường “mô phạm”, cứng nhắc, khô khan đã khiến cho biết bao thế hệ học sinh Việt “chán” và “nản” với “môn học” này. Trong ký ức của tôi thời phổ thông, tiếng Anh luôn là nỗi ám ảnh đáng sợ. Ngữ pháp tiếng Anh được giáo viên giảng dạy như một ma trận rối rắm với 12-13 thì trong tiếng Anh dạy trong suốt một năm vẫn chưa xong. Từ vựng thì học trước quên sau vì giáo viên hướng dẫn chúng tôi cách liệt kê các từ vựng và học thuộc từng từ riêng lẻ mà không đặt vào một cụm từ hoặc 1 câu hoàn chỉnh.

 
Học tiếng Anh cũng thật nhàm chán vì suốt ngày chỉ có học thuộc từ vựng và làm các bài tập ngữ pháp. Hậu quả của việc dạy và học tiếng Anh thụ động này là sau nhiều năm học tiếng Anh, người Việt vẫn không thể nghe – nói được tiếng Anh. Khi được thả vào môi trường tiếng Anh, chúng ta trở nên lúng túng, ngượng nghịu, nghĩ mãi mà không biết phải nói như thế nào cho đúng, làm thế nào để phát âm cho chuẩn. Có nói ra được thành câu, thành từ thì người nghe cũng không hiểu chúng ta đang nói gì và ngược lại, chúng ta cũng không hiểu người đó đang nói gì. Đây là tấn bi kịch và hài kịch của phần lớn người học tiếng Anh tại nhà trường phổ thông Việt Nam, thậm chí ngay cả bậc Đại học, trong suốt thời gian dài, cho đến nay vẫn chưa có giải pháp.


Hãy đừng chờ đợi sự thay đổi "ở trển" nữa. Hãy dựa vào chính mình để tạo nội lực cho chính mình. Hãy tự đứng lên để LÀM CHỦ tiếng Anh GIAO TIẾP trong 6 tháng nữa với Tôi qua khóa WeLEAD Pro nếu Bạn đã thực sự sẵn sàng đầu tư vào bản thân.


Nếu Bạn muốn đầu tư cho Con Bạn, Cháu Bạn để giúp Con tự học và LÀM CHỦ quá trình tự học tiếng Anh để tạo năng lực giao tiếp tiếng Anh thực chất, hãy đăng ký cho Con học và thực hành tiếng Anh với tôi trong khóa WeLEAD Junior.


Nếu Bạn cần sự hỗ trợ miễn phí, hãy tham gia Hành trình LÀM CHỦ tiếng Anh GIAO TIẾP cùng tôi.

Tiếng Anh Tổng Lực

Cùng Bạn LÀM CHỦ tiếng Anh GIAO TIẾP.

Free Download

3 Proven Growth Strategies for Elite Coaches

Enter your name and email to download this free guide

We process your personal data as stated in our Privacy Policy. You may withdraw your consent at any time by clicking the unsubscribe link at the bottom of any of our emails.

Close